Với những ai làm mới tìm hiểu về marketing online, hay đã làm lâu nắm. Thì những thuật ngữ như CPM là gì, CPC là gì đều cần nắm chắc. Đây là hai chiến lược tiếp thị Google cơ bản mang lại tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp. Nắm vững cách thức vận hành CPM, CPC sẽ giúp bạn chủ động lên ngân sách marketing và xây dựng chiến lược phù hợp. Nếu là một marketer chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn hãy tham khảo bài viết sau. Đây là những tổng hợp mới nhất về làm marketing Google với CPM và CPC từ các chuyên gia của LeadUp.
Bài viết có gì?
1. CPM là gì? Ưu nhược điểm của quảng cáo CPM
CPM là một trong những hình thức quảng cáo của Google. CPM là viết tắt của Cost Per 1.000 Impressions (giá mỗi 1000 lần hiển thị). Như vậy, khi chạy quảng cáo CPM, bạn sẽ đặt giá thầu mong muốn cho mỗi 1000 lần hiển thị. Đồng thời, lựa chọn vị trí quảng cáo xuất hiện và trả tiền cho Google khi quảng cáo xuất hiện. Google sẽ có nhuwxnt thuật toán để tính toán số lần hiển thị và mặc định đó là lượt xem để tính tiền nhà quảng cáo.
Ưu điểm của CPM:
- Đơn giản, dễ sử dụng, dễ kiếm lời. Nếu là một người chuyên làm marketing online, việc nhận các gói quảng cáo CPM sẽ mang thu nhập rất tốt. Việc của bạn chỉ là đăng ký đặt quảng cáo. Các việc còn lại như tìm kiếm website quảng cáo, thống kê thu nhập, thanh toán…đều do hệ thống quảng cáo thực hiện.
- Có thể đặt trên mọi blog và website hiện nay
Nhược điểm:
- Vì là hình thức quảng cáo tính tiền trên hiển thị, nên nếu quảng cáo xuất hiện ở các blog hay website ít lượt truy cập sẽ không hiệu quả. Mức độ khách hàng tiếp cận quảng cáo sẽ giảm đi.
- Chỉ cần hiển thị, không cần biết người dùng có vào xem quảng cáo hay không, bạn vẫn bị tính phí.
Cùng với CPM trên các trang web đối tác của Google, thì hiện nay CPM Youtube và CPM Facebook là hai trong số các kênh tiếp thị phổ biến nhất hiện nay.chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết qua các phần sau.
2. CPM Youtube là gì? Bí kíp tăng CPM View để kiếm tiền cho Youtube
Khi chọn CPM trên Youtube, không phải lúc nào người xem video thì quảng cáo cũng hiện ra. Điều này còn phụ thuộc vào vị trí địa lý của người dùng. Tại Việt Nam, hiệu suất người xem video bắt gặp quảng cáo dao động từ 30-50%.
Do đó, bạn cần phải có những bí quyết để tăng CPM trên Youtube của mình. CPM càng cao, càng kiếm được nhiều tiền!
2.1. Bước 1: Nâng cấp kênh của bạn
Đây là cách dễ dàng nhất để có thể gia tăng CPM tổng thể trên kênh của bạn. Bạn có thể nâng cấp kênh bằng nhiều cách:
- Thêm thẻ trong phần cài đặt của kênh- thẻ phải liên quan mật thiết đến nội dung
- Tăng cường mô tả kênh
- Nhớ phải ấn tùy chọn ENABLE ALL ADS để bật chế độ cho phép đặt quảng cáo.
Làm được những điều này, các nhà quảng cáo sẽ “bắt sóng” bạn, giúp bạn trở nên thu hút trong mắt các công ty quảng cáo và được lựa chọn.
2.2. Bước 2: Video SEO
Đây là cách mà bạn không nên bỏ qua khi muốn tăng CPM Youtube. Khi khách hàng sử dụng Google tìm kiếm cho một nội dung nào đó, nếu video của bạn được mô tả tốt, nó sẽ được chọn. Tiêu đề video cũng rất quan trọng. Hãy SEO thật tốt video của mình với tất cả cách thức mà bạn có thể áp dụng được.
2.3. Bước 3: Tuỳ chỉnh hình thu nhỏ
Tùy chỉnh thu nhỏ sẽ rất hữu ích cho người xem video. Họ có thể xem các nội dung liên quan đến video trước khi có quyết định xem nó hay không. Tâm lý chung của người dùng là khi nắm được nội dung, họ sẽ có xu hướng theo dõi kỹ. Vì vậy, hãy làm hình thu nhỏ video thật bắt mắt, phù hợp nội dung video để thu hút khách hàng.
2.4. Bước 4: Đóng Phụ đề
Phụ đề là một tính năng Youtube mà bạn nên triệt để tận dụng. Khi áp dụng đóng phụ đề, video của bạn sẽ có thứ hạng cao hơn. Nghĩa là người xem nhiều hơn so với những video không được sử dụng phụ đề.
2.5. Bước 5: Thời gian xem
Một video ngắn mà chất sẽ hữu ích hơn nhiều so với 1 video dài về thời lượng như lê thê về nội dung. Đừng dàn trải video bằng những chiêu trò nhạt nhẽo. Hãy tối ưu thời gian xem video cho khách hàng. Đồng thời, bạn có thể tăng tương tác bằng cách giữ chân khán giả với các câu hỏi, bình luận. Khi đó, khách hàng thường có xu hướng trở lại kênh của bạn, CPM sẽ tăng vọt.
2.6. Bước 6: Nội dung của Video
Duy nhất 1 chủ đề trong một nội dung. Xây dựng thật hấp dẫn, sinh động. Cung cấp đúng những gì khách hàng mong đợi về nội dung mà bạn đưa đến. Khi đó, các nhà quảng cáo sẽ nghiêng về phía bạn.
2.7. Bước 7: Thương hiệu kênh
Đây là nguyên tắc thứ 7 để bạn có thể tăng CPM kênh Youtube của mình. Hãy giữ cho kênh Youtube của mình có một hình ảnh thanh lịch nhất. Tránh ngôn ngữ và nội dung phản cảm. Đây là cách giữ chân người dùng hiệu quả nhất.
3. CPM Facebook là gì? Điều cần biết khi chạy CPM trên Facebook
Là mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất thế giới. Không có lý do gì bạn lại không sử dụng CPM Facebook để tăng hiệu quả tiếp thị thương hiệu.
Hiệu quả từ CPM là gì? Bạn sẽ tiếp cận được số lượng lớn người dùng. Hình ảnh sản phẩm sẽ được đưa đến ngay trước mắt khách hàng, kích thích nhu cầu mua hàng. Tuy nhiên, CPM Facebook là một nghệ thuật, và bạn sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố:
3.1. Nội dung quảng cáo
Facebook luôn muốn các nhà quảng cáo phải mang đúng nội dung quảng cáo đến đúng đối tượng người dùng theo cách hấp dẫn nhất. Như vậy, điều đầu tiên bạn cần lưu ý chính là nội dung quảng cáo.
Phải xây dựng content hay, bán hàng qua câu chữ. Vì sao khách hàng phải mua sản phẩm của bạn? Vì sao phải mua ngay mà không đợi đến ngày mai? Đó chính là nhân tố quyết định đến CPM của bạn có tăng hay không.
3.2. Đối tượng mục tiêu
Quảng cáo phải nhắm đúng đối tượng mục tiêu. Bạn không thể mang một quảng cáo đồ sơ sinh cho nhóm khách hàng dưới 20 tuổi. Khi bạn không nhắm đúng đối tượng, khách hàng sẽ không tương tác trên quảng cáo.
3.3. Mục tiêu chiến dịch
Mục tiêu toàn chiến dịch cũng ảnh hưởng đến CPM Facebook. Bạn phải tập trung xây dựng chiến dịch hiệu quả. Cung cấp cho Facebook đúng điều đang cần. Khi đó, Facebook sẽ tự động mang quảng cáo của bạn tiếp cận khách hàng.
Mỗi mục tiêu, giá cũng khác nhau. Bạn phải cân nhắc nhu cầu của mình để xác lập mục tiêu phù hợp. Ví dụ như bán hàng trên fanpage thì có thể mục tiêu tin nhắn, tương tác, xem video. Nhưng để quảng bá thương hiệu thì chỉ cần khách hàng tiếp cận quảng cáo là được.
3.4. Độ cạnh tranh của thị trường
Điều này là rất rõ ràng. Hàng triệu doanh nghiệp đang bán hàng trên Facebook. Họ sẽ bán sản phẩm giống bạn. Vậy thì khách hàng có nhiều chọn lựa hơn, CPM của bạn sẽ kém hiệu quả.
Cách duy nhất là tạo sự khác biệt trong sản phẩm của mình để thu hút khách hàng.
3.5. Ngân sách, thời gian chạy quảng cáo, vị trí quảng cáo, trùng lặp đối tượng
Đây là những nhân tố ảnh hưởng đến CPM Facebook. Ví dụ ngân sách lớn thì Facebook mặc định bạn là con nhà giàu, ngân sách thấp thì con nhà nghèo. Từ đó sẽ xếp bạn cạnh tranh với những đối thủ cùng loại. Hoặc cùng một thời điểm, nhiều doanh nghiệp đều muốn quảng cáo, trong khi lượng người dùng vẫn như thế hoặc ít đi. Khi đó, giá CPM sẽ cao hơn.
Nhìn chung, Facebook hoạt động theo nguyên tắc đấu thầu. Vì vậy bạn cần phải lưu ý xây dựng chiến lược thật an toàn để có CPM Facebook hiệu quả nhất.
4. CPC là gì?
Bạn đã hiểu CPM là gì và cách tối ưu nó trên Youtube lẫn Facebook? Bước tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu CPC là gì?
CPC-Cost per Click (trả tiền cho click) thực chất là hình thức tính phí quảng cáo dựa trên lượt click vào quảng cáo. Bạn có thể tự đặt giá thầu cho quảng cáo và ngân sách sẽ không vượt mức giá thầu đó. Nhiều trường hợp có thể thấp hơn. Khi khách hàng Google tìm kiếm hoặc truy cập tìm kiếm thông tin sẽ gặp quảng cáo. Chỉ khi khách hàng click quảng cáo đó để đi tới trang đích của bạn (website, fanpage…) thì mới phải trả phí.
5. Khác biệt cơ bản giữa quảng cáo CPC và quảng cáo CPM là gì?
Như vậy, khác biệt cơ bản nhất của CPM và CPC chính là cách tính phí quảng cáo. Nhìn nhận cơ bản, CPC hiệu quả với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Định hướng quảng cáo chính là dẫn dụ người dùng tìm hiểu và mua hàng. Trong khi đó, CPM lại thích hợp cho các thương hiệu lớn chỉ muốn quảng bá hình ảnh thương hiệu.
Xét về chi phí, thì CPC sẽ tiết kiệm hơn vì chỉ khi nào người dùng click vào quảng cáo, doanh nghiệp mới phải tính tiền. Tỷ lệ chuyển đổi cũng cao hơn. Còn với CPM, chỉ cần khách hàng nhìn thấy quảng cáo, bạn đã bị tính phí dựa trên 1000 lần hiển thị. Tuy nhiên, CPM lại có hiệu ứng lưu giữ hình ảnh thương hiệu khá tốt. Đây cũng là một mục tiêu quan trọng trong marketing. Vì vậy, chọn CPC hay CPM tùy thuộc vào từng mục tiêu chiến dịch mà bạn mong muốn.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, nếu chọn chạy CPC, CPM trên Google, bên cạnh các phương thức thông thường, bạn nên chú trọng đến quảng cáo Google maps. Đây chỉ là một nhân tố nhỏ, nhưng lại mang lại hiệu quả khá cao. Chiến dịch này sẽ tối ưu hơn với việc sử dụng Google My Business- Doanh nghiệp của tôi trên Google. Chi tiết, mời các bạn xem phần kế tiếp.
6. Google My Business – Cách sử dụng Google My Business hiệu quả
6.1. Google My Business là gì?
Google My Business là gì? Đây chính là công cụ miễn phí mà Google cung cấp cho doanh nghiệp, cửa hàng cá nhân. Họ có thể sử dụng công cụ này để quản lý sự hiện diện của chính mình trên Google, bao gồm cả tìm kiếm và Google maps. Với Google My Business, khách hàng dễ dàng tìm thấy bạn hơn, tăng uy tín và độ tin cậy của doanh nghiệp. Khi liên kết với Google Maps, khách hàng còn có thể định vị chính xác vị trí doanh nghiệp. Từ đó có thể đến trực tiếp mua hàng.
6.2. Cách tối ưu Google My Business
Để tối ưu Google My Business, bạn cần đảm bảo các vấn đề sau:
- Cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp: tên, số điện thoại, địa chỉ, hình ảnh thực tế.
- Đăng bài viết có tính khả dụng cao lên Google My Business.
- Nhận xét và trả lời: Hãy khuyến khích khách hàng nhận xét, đánh giá tích cực sản phẩm. Google sẽ thông qua điều này để xếp thứ hạng của bạn.
- Xem thông tin chi tiết trên Google My Business thường xuyên để nắm được tình hình truy cập của khách hàng. Từ đó có hướng điều chỉnh nội dung cho hợp lý, thu hút hơn.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý các lỗi khi sử dụng Google My Business:
- Thiếu thông tin doanh nghiệp, khiến khách hàng khó khăn khi liên hệ
- Vị trí hiển thị trên Google Maps không chính xác.
- Ghi tên quá dài. Tên không rõ thương hiệu hoặc từ khóa.
- Ghi sai tên doanh nghiệp, không phải tên riêng, nên mức độ uy tín không cao. Ví dụ thay vì: Sửa máy in Thành đạt, bạn lại ghi thành: Sửa máy in giá rẻ. Khách hàng không đánh giá cao các content dạng này.
Khi có những yếu tố không phù hợp, uy tín của bạn sẽ không được cả Google và khách hàng đánh giá cao. Vì vậy hãy lưu ý để thiết lập Google My Business thật chuẩn xác, hỗ trợ tốt cho các chiến dịch marketing Google của mình.
7. Tổng kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về CPM, CPC và cách ứng dụng trong các chiến dịch marketing online. Với những chuyên gia marketing lão làng, thì ứng dụng CPM, CPC là điều rất đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn là một người mới thì chắc chắn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ.
Hãy liên hệ đến LeadUp.vn nếu doanh nghiệp của bạn đang khó khăn với những chiến dịch marketing không hồi kết. LeadUp.vn đang cung cấp các dịch vụ Marketing online – quảng cáo không DATA rác. Giúp bạn tìm kiếm hướng đi phù hợp nhất, kích đẩy tạo đột phá doanh thu với chi phí quảng cáo tiết kiệm. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, đồng hành hơn 3500 doanh nghiệp, LeadUp.vn tin tưởng sẽ mang đến cho bạn giải pháp tối ưu nhất.
Nếu bạn vẫn loay hoay với CPC, CPM là gì? Cách chạy nào hiệu quả cho từng sản phẩm cụ thể? Hãy gọi đến hotline 0985.881.894 để được tư vấn triển khai Marketing – quảng cáo chuyên nghiệp.
Chào bạn, mình đang kinh doanh về mảng BĐS và có cài QC theo chi phí CPM rồi nhưng lượt hiển thị rất thấp, giờ mình nên tăng giá thầu hay tăng ngân sách để tăng lượt hiển thị hơn ạ ?
Bạn nên tăng thêm giá thầu nhé. Vì hiện tại bạn đang bị tiêu ít. Tuy nhiên, hay nhất bạn nên liên hệ với hotline bên mình để nhận tư vấn chiến lược triển khai cho dự án của bạn. Vì ngành BĐS, cần có kinh nghiệm chạy nhiều rồi, mới có hiệu quả cao, bạn ạ. Không thì sẽ tốn rất nhiều tiền. Thân mến.
CPM cho 1 chiến dịch quảng cáo bao nhiêu là tốt?
Chào bạn, với mỗi loại mục tiêu chiến dịch mà bạn chọn, mức CPM sẽ khác nhau. Ví dụ như là mục tiêu thu hút lượt xem có CPM rẻ nhất, tương tự với chiến dịch tăng tương tác và thu hút tin nhắn thì có CPM cao hơn nhiều.
Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết hơn hãy liên hệ hotline 0985.881.894 của LeadUp để được chúng mình hỗ trợ bạn nhé!
làm blog về beauty thì chạy quảng cáo như thế nào?
LeadUp chào bạn!
Các xu hướng làm đẹp dần trở thành mối quan tâm lớn cho nữ giới. Vì thế việc làm blog sẽ có lợi thế rất lớn với doanh nghiệp của bạn. Vì làm blog nên dễ dàng chọn Google là nơi để quảng cáo và sử dụng hình thức quảng cáo tìm kiếm hoặc quảng cáo từ khóa. Khi đó người dùng có thể truy cập và tham khảo blog của bạn.
Để việc triển khai quảng cáo blog được dễ dàng hơn, bạn có thể liên hệ với các đơn vị chuyên chạy quảng cáo.
LeadUp đang hỗ trợ và triển khai những kế hoạch quảng cáo phù hợp với mọi lĩnh vực, nếu có nhu cầu, bạn vui lòng liên hệ theo hotline 0985.881.894 để được hỗ trợ và tư vấn nhé!
CPM thì sẽ phù hợp quảng cáo như nào?
LeadUp chào bạn!
CPM (cost per mille) là phương thức tính phí dựa trên số lượt hiển thị quảng cáo (mỗi nghìn lượt hiển thị) của một quảng cáo trên trang web hoặc ứng dụng. CPM thường được sử dụng cho các quảng cáo banner hoặc quảng cáo hiển thị.Tuy nhiên, CPM không phù hợp cho các quảng cáo tương tác hoặc quảng cáo thương hiệu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp… Nếu mục tiêu của bạn là tăng tỷ lệ chuyển đổi hoặc tương tác của người dùng với quảng cáo, bạn nên xem xét sử dụng các phương thức tính phí khác như CPC (cost per click) hoặc CPA (cost per action). Hiện nay leadup đang hỗ trợ rất nhiều các doanh nghiệp nâng cao hiệu suất bán hàng bằng việc marketing quảng cáo, nếu bạn cần hỗ trợ về dịch vụ quảng cáo bạn vui lòng liên hệ LeadUp theo hotline 0985.881.894 để được tư vấn nhé!